Trương Vĩnh Ký và tác phẩm để đời

0
186

Trương Vĩnh Ký hay còn gọi Pétrus Ký, sinh năm 1837 và mất 1898. Tên húy lúc nhỏ là Trương Chánh Ký, tước hiệu Sĩ Tải. Tương truyền, ông có trí thức uyên thâm trên các lĩnh về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, khảo cổ, văn học, văn hóa…

Trương Vĩnh Ký đã từng được giới học thuật châu Âu vinh danh là 18 nhà bác học trên thế giới, khi thông thạo 27 ngoại ngữ.

Trương Vĩnh Ký tiểu sử:

Pétrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).

Vĩnh Ký là con thứ ba (sau một anh cả và một người chị) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.

Trương Vinh Ký nhà văn hóa Việt Nam
Trương Vinh Ký nhà văn hóa Việt Nam

Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,…

Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”, người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo).

Theo nhà cổ ngoạn và nghiên cứu văn hóa Vương Hồng Sển:

“Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn không ham “đục nước béo cò” như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tíếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng”.

Hay như tờ Nam Kỳ tuần báo đã viết: “Cụ Trương Vĩnh Ký vừa là nhà bác học và một nhà chính trị, mặc dầu nhà chính trị bất đắc dĩ… là một nhân vật lịch sử mà các lớp người sau không quyền quên lãng được”.

Trương Vĩnh Ký với tác phẩm “một chuyến đi Bắc  Kỳ năm Ất Hợi 1857” (Sách do C.Guilland et Martinon. Saigon, 1881; 32 trang)

Cuốn sách ghi lại chuyến đi Bắc Kỳ của tác giả dưới hình thức bút ký – du ký. Năm Ất Hợi 1876, tác giả vừa bãi trường Tham biện nên tính ra Bắc chơi một chuyến cho biết, hiền xin với quan trên đi theo tàu Duchafraud nhân dịp tàu này ra Bắc.

Tác giả rủ thêm hai người nữa, một người Bắc Ninh, một người Sơn Tây vào sống ở Nam Kỳ đã lâu cùng đi cho có bạn.

Chuyến đi kéo dài từ ngày 18 tháng Chạp “đề huề xuống tàu” cho đến ngày 26 tháng 3 (le 15 Avril) thì về đến Cần Giờ, “mướn đò chở đồ và người về thắng nhà”.

một chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1857
một chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1857

Tác giả mô tả đầy đủ từ đầu đến cuối cuộc hành trình: Tới Cửa Hàn, Tới Hải Phòng, Lễn Hải Dương, Đi lên Hà Nội, Tới Hà Nội, rồi qua Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hưng Yên…

Ở mỗi địa điểm, có ghi ngắn gọn công việc, tiếp xúc với quan sở tại hoặc thân hữu. Tác giả cũng ghi lại cảnh đón tiếp, dãi đằng ở các nơi và việc thăm thú phong cảnh cùng những nét đặc sắc ở từng nơi.

Phần Ở tại thành Hà Nội ghi chép khá kỹ cả hành trình, các cuộc vãng thăm phong cảnh cùng những sự tích, danh thống quan trọng của Hà Nội.

Các đoạn văn như Hồ Gươm, Đền Kính Thiên, Cột Cờ, Chùa Một Cột, Hổ Tây, Văn Thánh Miếu, có thể được coi như những bài khảo cứu nhỏ, những ghi chép – tả ngắn gọn về sự tích, lịch sử, đặc sắc của danh thắng.

Còn đây là cảnh đến Ninh Bình, thăm nhà thờ Phát Diệm: “Tới chạng vạng thuyền mới tới bến, dậu ngoài vàm rạch.

Cho người đem thiệp lên trình. Cụ cho rước lên nhà vuông xơi nước, sau mời lên lẩu chuyện vẫn cho tới giờ thứ 11 mới phân nhau ra đi nghỉ. Sáng ra cụ cho mời đi xem lễ, rồi ra đi xem cảnh nhà thờ trái tim.

Nhà thờ Đức bà nhỏ mà tốt, bàn thờ, giáng ngự, bàn dậm, hết thảy đều làm bằng đá Thanh chạm cả. Trước cửa có xây non bộ rất lớn có hổ có cầu đi qua”.

Tư liệu về mỗi tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá được tác giả ghi chép khá tỉ mỉ, cụ thể: từ giáp giới đến danh tích, từ hình thể đến khí hậu, từ thành quách đến thổ sản, từ chợ đến cẩu…

Cuốn sách tổng hợp nhiều lời viết, cách ghi chép.

Nhiều đoạn giống như sách khảo về địa chỉ (thống kê, kể tên các huyện, tổng, xã, phường với các số liệu diện tích, dân cư, hộ khẩu, điển phú…), có những đoạn lại đi sâu ghi nhận những sinh hoạt văn hoá, phong tục như: nhà trò, hội, hát đúm, cổ nhắm… hoặc ghi lại một số bài thơ về thắng cảnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.