Triết lý thẩm mỹ: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm nhìn

0
233

Vẻ đẹp nằm trong mắt người nhìn là một giới hạn mà ngành thẩm mỹ nói riêng và mỹ học về cái đẹp đề ra. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cái đẹp và sự ra đời của ngành làm đẹp.

Việc đi tìm các quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học của Phương Đông và Phương Tây sẽ nhằm xác tín rằng: Mỗi người phụ nữ sẽ có những chuẩn mực để được đánh giá về cái đẹp. Có những vẻ đẹp bình thường trong mắt người này nhưng lại trở nên lộng lẫy, quyến rũ trong ánh nhìn kẻ khác. Sắc đẹp sẽ có giá trị khi đi cùng với sự Chân – Thiện – Mỹ.

Đẹp là gì? Thế nào là đẹp

Trải qua hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp và Lã Mã cổ đại, các nhà tư tưởng, triết học của thời này cho rằng cái đẹp đến từ việc cảm thụ trong mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và con người. Như vậy, cái đẹp sẽ được mô phỏng theo những quy chuẩn của thiên nhiên như: đẹp đẽ và kỳ vĩ. Cái đẹp luôn gắn liền với các biểu tượng về nghề nghệ thuật như: đền thờ thần Artemis, Athena… Từ đó, cái đẹp trở thành quy chuẩn mang tính ước lệ chung cho đời sống và cộng đồng. Chẳng hạn: nữ thần Aphrodite – nữ thần về tình yêu và nhan sắc trở thành chuẩn mực thời đó. Trong một diễn trình khác, quan niệm về cái đẹp được đưa ra “cái đẹp hài hòa, hòa điệu, sự thống nhất của đa dạng, sự hòa hợp của những gì mâu thuẫn…(Nhà toán học Pitago).

Heraclitus (530 – 470 TCN), nhà thơ, triết gia đưa ra một ý kiến về cái đẹp đầy hơi thở hiện đại: “Tính chất tương đối của vẻ đẹp con người. Vì người đẹp nhất cũng trở nên xấu đi nếu không phù hợp với mắt người nhìn…” Trong khi đó,  Democritos (460 – 370 TCN) lại đưa ra ý nghĩa về một cái đẹp vừa phải, cân xứng, hòa điệu giữa các bộ phận với nhau, sự trung bình, vừa phải, không thừa, không thiếu “nếu vượt mức cái dễ chịu nhất cũng trở thành khó chịu…” Một quan niệm rất gần gũi với ngành thẩm mỹ hiện đại.

Trong khi đó, các nhà tư tưởng phương đông cho rằng: Cái đẹp gắn với tính thiện, đức hạnh và cũng đồng nhất cái đẹp với tính tự nhiên. Quan niệm cho rằng đi tìm cái đẹp ở một thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên trong tâm hồn con người. Tư tưởng thẩm mỹ này đã được thẩm mỹ hiện đại phát triển thành một ngành nghiên cứu về việc, cách thức chăm sóc vẻ đẹp tinh thần của con người.

“Đẹp không phải nằm trên đôi mắt của người phụ nữ”

 Bác sĩ Đỗ Xuân Trường cho rằng: “Đẹp không nằm trên đôi mắt của người phụ nữ mà phụ thuộc bởi cách nhìn của người đàn ông.”Và đó cũng là cơ sở dẫn dắt quan niệm mỹ học của Thẩm Mỹ Viện Xuân Trường trong suốt thời gian qua. Với hai khái niệm cho rằng: Đẹp phụ thuộc vào cách nhìn của đối tượng nhận thức và Đẹp vượt thời gian: “Trả lại những gì thời gian đã lấy đi – và mang đến những gì tự nhiên không ban tặng.” Một triết lý về cái đẹp và làm đẹp bắt nguồn từ các tư tưởng gia ở Phương Tây dựa trên một tinh thần hiện đại, máy móc hiện đại và cách thức mới  để níu giữ thanh xuân trở thành sứ mệnh.

Nói về hai triết lý này: Đối tượng cảm nhận sẽ đóng vai trò then chốt trong việc làm đẹp – mang ý nghĩa về sự phù hợp. Đó là ý nghĩa nhân văn, điều quan trọng cho bất cứ một ngành làm đẹp nào. Vì quan niệm mỹ học cổ điển cho rằng có 4 phạm trù chính, cơ bản: Cái Đẹp, cái Bi, cái Hài, cái Cao Cả. Tuy nhiên, cái vừa vặn, vừa phải, cân đối sẽ dẫn tới yếu tố “đẹp phù hợp” – quan niệm về cái đẹp mới cần nhìn nhận như vậy. Tuy nhiên, trong ngành làm đẹp và thẩm mỹ để đưa ra yếu tố này cần có để các chuyên gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu mới có thể quyết định được. Đó là cả một khoa học về ngành thẩm mỹ này.

Trong yếu tố về thời gian, “Trả lại những gì thời gian đã lấy đi – và mang đến những gì tự nhiên không ban tặng.” có đưa ra một ý nghĩa về tự nhiên: Vẻ đẹp vượt thời gian và “cưỡng bức” cả tự nhiên. Phải chẳng đây là điều bất hợp lý với các quan niệm mỹ học cổ điển. Nhưng khi xem xét kỹ giữa mối quan hệ ngành thẩm mỹ và mỹ học thì Thẩm Mỹ là mang đến những thứ không có sẵn, không có tính kế thừa. Đó cũng chính là sức hút mãnh liệt, để cho ngành này trở thành một “phù thủy” đúng như tên gọi của nó. Đồng thời, các giá trị về đạo đức, nghề nghiệp là yếu tố luôn được đề cao và có ý nghĩa đặc biệt.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.