Đường Nguyễn Văn Đậu ngày xưa tên gì?

0
215

Nguyễn Văn Đậu,  nằm trên địa bàn các phường 5, 6, 7, 10, 11 quận Bình Thạnh, bắt đầu từ đường Phan Đăng Lưu đến đường Phan Văn Trị, dài khoảng 1km220, qua các ngã ba Nguyễn Thượng Hiền bên trái, Lam S. bên phải, ngã tư Hoàng Hoa Thám, ngã ba Trần Bình Trọng bên trái, ngã tư Lê Quang Định (ngã tư Cây Thị).  Đường này lưu thông hai chiều. Lộ giới mỗi bên 10m. 

 

Lịch sử: Đường này thời Pháp thuộc là đường làng đi trong các xóm, gọi là Đường Làng số 20. Từ ngày 8-2-1955, chính quyền tỉnh Gia Định mới đặt tên là đường Ngô Tùng Châu. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đối là đường Nguyễn Văn Đậu.

Tiểu sử ông Nguyễn Văn Đậu:

Ông Nguyễn Văn Đậu bí danh là Vân Tùng, quê ở tỉnh Long An, tham gia cách mạng từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông được phân công ở lại hoạt động, tích cực vận động quần chúng đấu tranh đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành hiệp định. Năm 1960, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, ông lãnh công tác ở miền Đông Nam Bộ: Sau cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, ông được cử vào ban thường vụ Khu ủy kiêm Chính ủy quân khu miền Đông. Qua năm sau đó sắp xếp lại các khu quân sự, ông được cử làm Bí thư kiêm Chính ủy phân khu 1 (Củ Chi).

Đến ngày 8-11-1969 thì hi sinh. IV. Các địa chỉ đáng ghi nhớ : Trường PTTH Phan Đăng Lưu số 27, UBND P.6 Q.BT số 44/8. Ban chỉ huy quân sự P.6 Q.BT số 45/43. Chùa Bảo Quang số 45/140. Trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc số 47. Chùa Hải Quang số 47A. Nhà thờ Thiên chúa giáo họ Thánh Tịnh số 47/9. Chùa Linh Châu số 53. Hội nhà văn TP số 62. Công an P.5 Q.BT số 95B, Ban chỉ huy quân sự P.11 Q.BT số 140/3. Trường PTCS Nguyễn Văn Bé số 206. Linh Thành tự số 222/1. Pháp Hoa tịnh thất số 237/11/33. Chùa Pháp Vân số 248A. Trung tâm ứng dụng KHKT số 255. Nhà thờ Thiên chúa giáo họ Thánh Tâm số 269.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.